Bộ Công Thương: Sẽ bỏ giá FIT cố định cho điện mặt trời áp mái

Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, chính sách mới cho điện mặt trời áp mái tới đây sẽ không còn giá FIT (giá ưu đãi cố định).

Thông tin này được ông Phạm Nguyên Hùng - Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết tại toạ đàm trực tuyến "Tháo gỡ khó khăn cho điện mặt trời áp mái tại khu công nghiệp", chiều 30/8.

Theo Quyết định số 13/2020, giá mua điện mặt trời áp mái ở mức 8,38 cent một kWh, nhưng chính sách này đã hết hạn từ 31/12/2020. Ông Phạm Trọng Quý Châu - Phó trưởng ban Thường trực Ban Năng lượng tái tạo Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp TP HCM (HBA) cho biết, 9 tháng qua các doanh nghiệp đang chờ đợi chính sách giá mới cho điện mặt trời nói chung, trong đó có điện mặt trời áp mái, khi giá FIT 2 đã hết thời hạn áp dụng.

Việc chưa có chính sách mới về giá mua điện từ hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái sau thời điểm 31/12/2020, đã tác động tới tâm lý nhà đầu tư vì chưa rõ sẽ như thế nào. Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng chưa có hướng dẫn tiếp theo về thủ tục xin và chấp thuận đấu nối, hợp đồng mua bán điện, thanh toán tiền điện mua từ các hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà.

Ông Phạm Nguyên Hùng, Phó cục trưởng Cục Điện lực & Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương đang soạn thảo dự thảo quyết định cơ chế phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời áp mái.

Điểm mới của dự thảo quyết định này, ông Hùng cho biết, sẽ không còn giá FIT ưu đãi trong 20 năm như trước đây. Thay vào đó, dự thảo đưa ra tỷ lệ tự dùng tại chỗ của các dự án 70-90%, nhằm giảm áp lực đầu tư lên lưới điện, truyền tải và phân phối. Ngoài tỷ lệ tự dùng, phần điện còn lại (10-30%), doanh nghiệp sẽ bán lại cho EVN. Giá bán điện sẽ theo khung giá phát điện mặt trời hàng năm do Bộ Công Thương ban hành, nhằm đảm bảo sát thị trường.

"Giá mua điện bằng tối đa khung giá phát điện mặt trời hàng năm Bộ Công Thương ban hành, hay giá nào trong khung này thì chúng tôi đang bàn luận, nhằm đảm bảo có thể bù đắp thêm cho chi phí, thu hồi vốn của nhà đầu tư, hài hoà với phần mua điện từ EVN", ông Hùng nói.

Công nhân lắp đặt điện mặt trời áp mái tại nhà xưởng công nghiệp. Ảnh: EVNHCM

Công nhân lắp đặt điện mặt trời áp mái tại nhà xưởng công nghiệp. Ảnh: EVNHCM

Ngoài ra, Phó cục trưởng Cục Điện lực & Năng lượng tái tạo nói thêm, dự án đầu tư điện mặt trời áp mái không bị hạn chế công suất dưới 1 MWp như giai đoạn trước, mà công suất sẽ lớn hơn, có thể tới 7-8 MWp và đấu nối vào lưới điện dưới 35 kV trở xuống, không cần đầu tư thêm lưới điện để phục vụ các công trình điện mặt trời áp mái, tránh tổn thất và tắc nghẽn lưới truyền tải.

Ông Hùng hơn một lần nhấn mạnh, chính sách mới sẽ tối ưu hoá, tận dụng tối đa hạ tầng sẵn có trong lắp đặt điện mặt trời áp mái, phù hợp nhu cầu phụ tải tại chỗ. "Điện mặt trời áp mái là nguồn điện phân tán, sử dụng mái nhà các công trình xây dựng đã có hoặc đang triển khai xây dựng, phục vụ nhu cầu sử dụng điện tại chỗ và tận dụng lưới điện phân phối có sẵn", ông nhấn mạnh.

Hiện dự thảo quyết định của Thủ tướng về phát triển năng lượng tái tạo đang được Bộ Công Thương bàn thảo, và sẽ sớm lấy ý kiến các bộ, ngành.

Góp ý kiến, bà Nguỵ Thị Khanh - Giám đốc Green ID cho rằng, không thể kỳ vọng kéo dài mãi giá FIT, nhưng chính sách mới cần hướng tới việc thúc đẩy thị trường. Triển khai thực tế doanh nghiệp đang gặp nhiều rào cản về quy định pháp luật. Nếu chọn đây là loại hình năng lượng cần phát triển, chính sách đưa ra cần nhất quán, lâu dài và tránh "liên tục thay đổi", để tạo niềm tin, thu hút nguồn lực của cho nhà đầu tư.

Số liệu từ EVN cho thấy, tính đến ngày 31/12/2020, trên cả nước có khoảng 101.029 công trình điện mặt trời mái nhà đã được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới 9.296 MWp và tổng sản lượng phát lên lưới từ điện điện mặt trời mái nhà luỹ kế đến nay đạt hơn đạt 1,15 tỷ MWh góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.

 

Tin liên quan

Nikkei Asia: Sắp tới, toàn bộ nhà máy Samsung tại Việt Nam buộc phải chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo?

Thời gian vừa qua, ngày càng nhiều doanh nghiệp gấp rút công bố các mục tiêu về khí hậu. Theo đó, Tổ chức Hòa bình xanh hiện đang thúc đẩy Samsung đặt mục tiêu tương tự tại các nhà máy Việt Nam và Hàn Quốc. Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) được thành lập ở Vancouver, British Columbia, Canada năm 1971. Tổ chức này nổi tiếng nhất vì những chiến dịch chống lại việc săn bắt cá voi. Trong những năm gần đây, mục tiêu trọng tâm của tổ chức này chuyển qua các vấn đề môi trường khác, bao gồm lưới cào đáy, sự nóng lên toàn cầu, nạn phá rừng nguyên sinh, năng lượng hạt nhân và công nghệ gene. Nikkei Asia đưa tin, theo báo cáo ngày 29/6 của Hòa bình xanh, thời gian tới Samsung phải chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo tại các nhà máy Hàn Quốc và Việt Nam - hai cơ sở sản xuất lớn nhất của tập đoàn. Cụ thể, báo cáo đánh giá cao khi Samsung Electronics đã đạt được mục tiêu vào năm 2020, với 100% hoạt động của hãng tại Trung Quốc, châu Âu và Hoa Kỳ sử dụng năng lượng tái tạo. Song, Samsung cũng có nguy cơ bị lép vế khi các công ty công nghệ đa quốc gia đang mua năng lượng mặt trời và năng lượng gió ngày càng nhiều. Trong khi đó, 82% nhu cầu năng lượng của Samsung được đáp ứng bởi nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó, Việt Nam và Hàn Quốc là hai thị trường quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động sản xuất của Samsung, bởi hoạt động sản xuất tại các thị trường này chiếm khoảng 80% năng lượng của tập đoàn. Samsung cũng không đưa hai quốc gia này vào mục tiêu giảm phát thải năm 2020, một phần vì những hạn chế về nguồn cung và cơ sở hạ tầng. Với việc ngày càng nhiều doanh nghiệp gấp rút công bố các mục tiêu về khí hậu, chẳng hạn như không phát thải ròng vào năm 2040, các nhà môi trường học muốn đảm bảo những mục tiêu này được thực hiện theo đúng cam kết. Giám đốc chương trình của Hòa bình xanh khu vực Đông Á, bà Hyunsook Lee cho hay, tổ chức vừa qua đã kêu gọi Samsung bổ sung Việt Nam và Hàn Quốc vào chiến dịch 100% năng lượng tái tạo của họ. Năm 2018, Samsung thông tin, tập đoàn cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo tại các nhà máy Trung Quốc, châu Âu và Hoa Kỳ trong 2 năm. Hòa bình xanh đánh giá đây là các mục tiêu tích cực, song nhìn chung tập đoàn chỉ đạt được một phần mục tiêu. Do vậy, Tổ chức này đã đặt mục tiêu năm 2020 là thúc đẩy Samsung trở thành tập đoàn dẫn đầu về chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, theo dữ liệu của BloombergNEF, Samsung có nguy cơ tụt lại phía sau các công ty công nghệ khác. Năm 2020, công suất tiêu thụ năng lượng sạch của Amazon đứng đầu, tiếp theo là tập đoàn dầu khí đa quốc gia Total của Pháp, Verizon và Facebook. Liên quan đến vấn đề này, Samsung cho biết: "Chúng tôi đang tìm kiếm thêm cơ hội để mở rộng việc sử dụng năng lượng tái tạo trong khu vực một cách có hệ thống và với điều kiện hợp lý. Gần đây, các thủ tục sử dụng năng lượng tái tạo đã được cải thiện tại nhiều quốc gia. Đây là tín hiệu tích cực, thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo của tập đoàn". Cụ thể, Hàn Quốc vẫn tương đối chậm trong việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo. Trong khi đó, quốc gia này đặt mục tiêu 20% điện năng toàn quốc vào năm 2030 sẽ đến từ nguồn năng lượng tái tạo. Theo số liệu của Cơ quan năng lượng Hàn Quốc, công suất năng lượng tái tạo của nước này đạt 8,1% vào năm 2019, giảm so với mức 8,3% trong năm 2018. Tuy nhiên, ngày 21/6 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành chính sách mới, cho phép người tiêu dùng mua năng lượng tái tạo từ các nhà sản xuất, với điều kiện phải ký thỏa thuận 3 bên, bao gồm Phòng phụ trách công trình công cộng Hàn Quốc. Đáng chú ý, một nửa sản lượng smartphone của Samsung được sản xuất tại Việt Nam, và tập đoàn cũng là nhà xuất khẩu lớn nhất của các nước. Theo báo cáo công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, năm 2019, Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất điện mặt trời lớn nhất khu vực Đông Nam Á, vượt qua Malaysia và Thái Lan. Song xu hướng này có khả năng đang dần chậm lại, khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông tin, năm 2021, Việt Nam sẽ phải sản xuất ít năng lượng tái tạo hơn do lưới điện quá tải. Cụ thể, tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện quốc gia tăng nhanh, với tổng công suất nguồn điện năng lượng tái tạo khoảng 22.250 MW. So với năm 2020, quy mô nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam đã tăng gấp 2 lần. Do vậy, công tác vận hành hệ thống lưới điện, vận hành tại các nhà máy điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải khó khăn hơn rất nhiều so với các năm trước đây.   Hà Trần Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xa lộ Hà Nội kẹt cứng ngày đầu thu phí BOT

Sáng 1/4, Xa lộ Hà Nội đoạn qua địa bàn phường Bình Thọ, TP.Thủ Đức kẹt cứng bởi số lượng hàng ngàn phương tiện giao thông chờ trước Trạm thu phí BOT trong ngày đầu tái hoạt động.

Quảng Nam: Sự trỗi dậy của một thị trường đầu tư tiềm năng

Ở vị trí trung tâm duyên hải miền Trung, Quảng Nam có nhiều lợi thế để trở thành “đầu tàu” kinh tế. Cùng với tăng trưởng kinh tế, bài toán mở rộng không gian đô thị cũng được đặt ra.

Suất ăn công nghiệp là gì? Chúng có bao nhiêu loại?

Hiện nay, có rất nhiều lọai hình dịch vụ cung cấp suất ăn. Tùy theo hoàn cảnh và điều kiện nhất định, đó có thể là những suất ăn dành cho cơ sở xí nghiệp, hay các sự kiện, hội chợ…Nhìn chung, suất ăn công nghiệp là bữa ăn được chế biến nhanh, có số lượng lớn từ vài trăm đến vài chục nghìn suất/ lần phục vụ. Với những trường hợp nhất định, sẽ khác nhau về món ăn (thành phần dinh dưỡng và hình thức) hoặc cách thức phục vụ.

Chuyên gia điện lực: "2021 mới thực sự là năm bắt đầu của điện áp mái và sẽ bùng nổ rất mạnh trong 2-3 năm tới!"

Khi giá FIT 3 tiếp tục điều chỉnh sẽ khiến những dự án tầm công nghiệp không còn hiệu quả cao, kết quả kéo theo là điện áp mái bùng nổ.

Những giống vịt kiêm dụng

Là trung nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao các giống thủy cầm đầu ngành tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên (Viện Chăn nuôi) cung cấp nhiều giống vịt kiêm dụng có năng suất, chất lượng cao.

Lào Cai sẽ đưa nhiều giống mới vào cơ cấu sản xuất

Cuối tuần qua, tại huyện Bắc Hà, Sở NN-PTNT Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình giống cây trồng mới năm 2017 – 2018, triển khai kế hoạch năm 2018 – 2019.

Nông dân ĐBSCL: Phấn khởi vụ lúa Đông xuân

"Mới bán xong 8 công ruộng (giống RVT, giá 7.000 đồng/kg) cách nay mấy ngày, ông Nguyễn Văn Út, ở ấp Long Hòa, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, bộc bạch: “Năm nay bà con rất phấn khởi khi bán lúa được giá, với năng suất hơn 1 tấn/công nên tính ra vụ này cũng đạt mức lợi nhuận khoảng 4 triệu đồng/công”