Chuyên gia điện lực: "2021 mới thực sự là năm bắt đầu của điện áp mái và sẽ bùng nổ rất mạnh trong 2-3 năm tới!"

Khi giá FIT 3 tiếp tục điều chỉnh sẽ khiến những dự án tầm công nghiệp không còn hiệu quả cao, kết quả kéo theo là điện áp mái bùng nổ.

Nguy cơ thiếu hụt điện năng giữa bối cảnh những nguồn cung cấp hiện hữu đang phát đi những tác động tiêu cực lên môi trường, ngành năng lượng tái tạo (đặc biệt điện mặt trời) dưới sự hỗ trợ của Chính phủ (thông qua cơ chế giá FIT ưu đãi) đã chứng kiến một sự tăng trưởng nóng những năm gần đây, đặc biệt trên quy mô công nghiệp lớn.

Điểm lại, từ năm 2017, Chính phủ ban hành cơ chế FIT lần 1 với giá mua điện mặt trời cho tất cả loại hình là 9,35 cent, hết hiệu lực từ ngày 30/6/2019. Trước mức giá hấp dẫn trên, chỉ trong một thời gian ngắn Việt Nam nổi lên là quốc gia có tốc độ phát triển điện mặt trời nhanh nhất thế giới, tập trung nhiều ở Ninh Thuận và Bình Thuận.

Tuy nhiên, khi Quyết định 11 hết hiệu lực và chưa có chính sách nối tiếp đã khiến nhiều dự án rơi vào tình trạng cầm chừng, phấp phỏng chờ đợi. "Khoảng trống chính sách" đã kéo dài hơn 9 tháng, đến khi Chính phủ ban hành Quyết định số 13 với biểu giá FIT 2: giá mua điện mặt trời trên mặt đất là 7,09 US cent/kWh; giá điện mặt trời nổi trên mặt nước là 7,69 US cent; điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) là 8,38 US cent/kWh.

Đến nay, Quyết định 13 đã hết hiệu lực và chưa có quy định mới, ngành điện lại tiếp tục bước vào tình trạng chờ đợi. Trước nhu cầu của năng lượng tái tạo, nhiều kiến nghị gia hạn chính sách giá FIT 2 tối thiểu đến cuối năm 2021 được đưa ra, trong đó ưu tiên thúc đẩy điện áp mái.

Thực tế, điện áp mái với những công nghệ mới đã và đang tăng trưởng mạnh mẽ thời gian gần đây. Chưa kể, khi việc đầu tư điện mặt trời trên quy mô công nghiệp đang phát triển vượt mức, và đã bắt đầu xuất hiện khó khan, thử thách về mặt kỹ thuật của lưới điện, đặc biệt lưới điện phân phối khi quá nhiều nơi đổ về, điện áp mái sẽ là "sân chơi" tiếp theo sau khi cơ chế giá FIT 3 được chốt.

Theo số liệu cập nhật của EVN, đến ngày 25/12/2020 đã có 83.000 công trình ĐMTMN được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 4.700 MWp. Tổng sản lượng phát điện lên lưới từ ĐMTMN lũy kế đến nay đã đạt hơn 1,13 tỷ kWh, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.

"Trong khi giá FIT 1 cao, giá FIT 2 dù có giảm nhưng vẫn ở mức hấp dẫn, nhà đầu tư sẽ lựa chọn thực hiện trên quy mô lớn gồm các farm, khu công nghiệp… để có thể thu lợi nhuận lớn.

Thì hôm nay, khi giá FIT tiếp tục điều chỉnh sẽ khiến những dự án tầm công nghiệp không còn hiệu quả cao, kết quả kéo theo là điện áp mái bùng nổ", ông Đinh Quang Tri, Chuyên gia kinh tế điện lực (EVN) nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, biểu giá FIT 3 nếu có, theo hướng ưu tiên phát triển điện mặt trời mái nhà phân tán, ưu tiên giá cao hơn ở những vùng có bức xạ thấp như miền Bắc. Ngoài ra do suất đầu tư hệ thống điện mặt trời công suất nhỏ hiện tại còn cao, thời gian hoàn vốn chậm, tại mỗi vùng nên có giá ưu đãi hơn đối với các hệ thống nhỏ (<100kWp).

Năm 2020, nhiều doanh nghiệp đã sớm có động thái đầu tư điện áp mái. Đơn cử, hơn 1.000 nhà máy tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao tại Tp.HCM đã ký kết hợp tác phát triển điện mặt trời áp mái với công suất mục tiêu 1.000MWp đến năm 2024. 

"Dù vậy, điện áp mái  năm 2021 mới thực sự là năm bắt đầu, và sẽ phát triển rất mạnh trong 2-3 năm tới", ông Tri khẳng định. Tuy nhiên, để phát triển đúng với tiềm năng, điện áp mái hộ gia đình, công nghệ sẽ là công cụ quan trọng để thực hiện hoá điều này.

Ghi nhận, nhu cầu về lối sống xanh và thông minh đã thúc đẩy thị trường điện mặt trời dân dụng tại Việt Nam và theo đó là nhu cầu ngày càng tăng về các giải pháp thông minh với qui trình lắp đặt dễ hơn, các tiêu chuẩn an toàn tiên tiến và khả năng hoạt động lâu dài hướng tới tăng thời gian tự tiêu thụ cao hơn. Nhiều đơn vị công nghệ đã sớm khai thác mảng tiềm năng này, đơn cử Huawei Fusion Solution năm 2020 đã cung cấp tổng công suất biến tần là 4,3 GW tại Việt Nam.

Tin liên quan

Nikkei Asia: Sắp tới, toàn bộ nhà máy Samsung tại Việt Nam buộc phải chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo?

Thời gian vừa qua, ngày càng nhiều doanh nghiệp gấp rút công bố các mục tiêu về khí hậu. Theo đó, Tổ chức Hòa bình xanh hiện đang thúc đẩy Samsung đặt mục tiêu tương tự tại các nhà máy Việt Nam và Hàn Quốc. Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) được thành lập ở Vancouver, British Columbia, Canada năm 1971. Tổ chức này nổi tiếng nhất vì những chiến dịch chống lại việc săn bắt cá voi. Trong những năm gần đây, mục tiêu trọng tâm của tổ chức này chuyển qua các vấn đề môi trường khác, bao gồm lưới cào đáy, sự nóng lên toàn cầu, nạn phá rừng nguyên sinh, năng lượng hạt nhân và công nghệ gene. Nikkei Asia đưa tin, theo báo cáo ngày 29/6 của Hòa bình xanh, thời gian tới Samsung phải chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo tại các nhà máy Hàn Quốc và Việt Nam - hai cơ sở sản xuất lớn nhất của tập đoàn. Cụ thể, báo cáo đánh giá cao khi Samsung Electronics đã đạt được mục tiêu vào năm 2020, với 100% hoạt động của hãng tại Trung Quốc, châu Âu và Hoa Kỳ sử dụng năng lượng tái tạo. Song, Samsung cũng có nguy cơ bị lép vế khi các công ty công nghệ đa quốc gia đang mua năng lượng mặt trời và năng lượng gió ngày càng nhiều. Trong khi đó, 82% nhu cầu năng lượng của Samsung được đáp ứng bởi nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó, Việt Nam và Hàn Quốc là hai thị trường quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động sản xuất của Samsung, bởi hoạt động sản xuất tại các thị trường này chiếm khoảng 80% năng lượng của tập đoàn. Samsung cũng không đưa hai quốc gia này vào mục tiêu giảm phát thải năm 2020, một phần vì những hạn chế về nguồn cung và cơ sở hạ tầng. Với việc ngày càng nhiều doanh nghiệp gấp rút công bố các mục tiêu về khí hậu, chẳng hạn như không phát thải ròng vào năm 2040, các nhà môi trường học muốn đảm bảo những mục tiêu này được thực hiện theo đúng cam kết. Giám đốc chương trình của Hòa bình xanh khu vực Đông Á, bà Hyunsook Lee cho hay, tổ chức vừa qua đã kêu gọi Samsung bổ sung Việt Nam và Hàn Quốc vào chiến dịch 100% năng lượng tái tạo của họ. Năm 2018, Samsung thông tin, tập đoàn cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo tại các nhà máy Trung Quốc, châu Âu và Hoa Kỳ trong 2 năm. Hòa bình xanh đánh giá đây là các mục tiêu tích cực, song nhìn chung tập đoàn chỉ đạt được một phần mục tiêu. Do vậy, Tổ chức này đã đặt mục tiêu năm 2020 là thúc đẩy Samsung trở thành tập đoàn dẫn đầu về chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, theo dữ liệu của BloombergNEF, Samsung có nguy cơ tụt lại phía sau các công ty công nghệ khác. Năm 2020, công suất tiêu thụ năng lượng sạch của Amazon đứng đầu, tiếp theo là tập đoàn dầu khí đa quốc gia Total của Pháp, Verizon và Facebook. Liên quan đến vấn đề này, Samsung cho biết: "Chúng tôi đang tìm kiếm thêm cơ hội để mở rộng việc sử dụng năng lượng tái tạo trong khu vực một cách có hệ thống và với điều kiện hợp lý. Gần đây, các thủ tục sử dụng năng lượng tái tạo đã được cải thiện tại nhiều quốc gia. Đây là tín hiệu tích cực, thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo của tập đoàn". Cụ thể, Hàn Quốc vẫn tương đối chậm trong việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo. Trong khi đó, quốc gia này đặt mục tiêu 20% điện năng toàn quốc vào năm 2030 sẽ đến từ nguồn năng lượng tái tạo. Theo số liệu của Cơ quan năng lượng Hàn Quốc, công suất năng lượng tái tạo của nước này đạt 8,1% vào năm 2019, giảm so với mức 8,3% trong năm 2018. Tuy nhiên, ngày 21/6 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành chính sách mới, cho phép người tiêu dùng mua năng lượng tái tạo từ các nhà sản xuất, với điều kiện phải ký thỏa thuận 3 bên, bao gồm Phòng phụ trách công trình công cộng Hàn Quốc. Đáng chú ý, một nửa sản lượng smartphone của Samsung được sản xuất tại Việt Nam, và tập đoàn cũng là nhà xuất khẩu lớn nhất của các nước. Theo báo cáo công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, năm 2019, Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất điện mặt trời lớn nhất khu vực Đông Nam Á, vượt qua Malaysia và Thái Lan. Song xu hướng này có khả năng đang dần chậm lại, khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông tin, năm 2021, Việt Nam sẽ phải sản xuất ít năng lượng tái tạo hơn do lưới điện quá tải. Cụ thể, tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện quốc gia tăng nhanh, với tổng công suất nguồn điện năng lượng tái tạo khoảng 22.250 MW. So với năm 2020, quy mô nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam đã tăng gấp 2 lần. Do vậy, công tác vận hành hệ thống lưới điện, vận hành tại các nhà máy điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải khó khăn hơn rất nhiều so với các năm trước đây.   Hà Trần Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Chuyên gia điện lực: "2021 mới thực sự là năm bắt đầu của điện áp mái và sẽ bùng nổ rất mạnh trong 2-3 năm tới!"

Khi giá FIT 3 tiếp tục điều chỉnh sẽ khiến những dự án tầm công nghiệp không còn hiệu quả cao, kết quả kéo theo là điện áp mái bùng nổ.

Những giống vịt kiêm dụng

Là trung nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao các giống thủy cầm đầu ngành tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên (Viện Chăn nuôi) cung cấp nhiều giống vịt kiêm dụng có năng suất, chất lượng cao.

Lào Cai sẽ đưa nhiều giống mới vào cơ cấu sản xuất

Cuối tuần qua, tại huyện Bắc Hà, Sở NN-PTNT Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình giống cây trồng mới năm 2017 – 2018, triển khai kế hoạch năm 2018 – 2019.

Nông dân ĐBSCL: Phấn khởi vụ lúa Đông xuân

"Mới bán xong 8 công ruộng (giống RVT, giá 7.000 đồng/kg) cách nay mấy ngày, ông Nguyễn Văn Út, ở ấp Long Hòa, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, bộc bạch: “Năm nay bà con rất phấn khởi khi bán lúa được giá, với năng suất hơn 1 tấn/công nên tính ra vụ này cũng đạt mức lợi nhuận khoảng 4 triệu đồng/công”

Gạo Việt Nam tăng giá 5 tuần liên tiếp, lên mức 450 USD/tấn

Theo Bộ Công thương, trong tuần qua, giá gạo XK của Việt Nam tiếp tục tăng và là tuần thứ 5 tăng giá liên tiếp. Nhờ đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện đang ở mức 445-450 USD/tấn.

Xây dựng sẽ là ngành tăng trưởng nóng trong năm 2018

  Với 12,8 tỉ USD giá trị trong năm 2017, ngành xây dựng ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nóng trong năm 2018, theo các chuyên gia và doanh nghiệp.

Giá hạt tiêu trở lại mốc 60.000 đồng/kg

Sau một thời gian giảm liên tục và xuống tới mức chỉ còn 50.000 - 52.000 đồng/kg vào cuối tháng 3, đầu tháng 4, trong mấy tuần qua, giá hạt tiêu đã liên tục theo xu hướng tăng lên và hiện đã trở về mốc 60.000 đồng/kg.

Một số giải pháp thực hiện chỉ tiêu trong nuôi trồng thủy sản năm 2018

Năm 2018, ngành Thủy sản đề ra chỉ tiêu vể sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4.011 nghìn tấn, tăng 4,6% so với 2017, tỷ trọng nuôi trồng chiếm 53% trong tổng sản lượng thủy sản. Trong đó, sản lượng cá tra đạt 1.292,1 nghìn tấn, tăng 3,3% so với 2017. Sản lượng tôm các loại đạt 789,2 nghìn tấn, tăng 9,0% so với năm 2017, đóng góp tỷ trọng lớn để đạt chỉ tiêu về tốc độ tăng giá trị sản xuất.