Nông dân ĐBSCL: Phấn khởi vụ lúa Đông xuân

"Mới bán xong 8 công ruộng (giống RVT, giá 7.000 đồng/kg) cách nay mấy ngày, ông Nguyễn Văn Út, ở ấp Long Hòa, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, bộc bạch: “Năm nay bà con rất phấn khởi khi bán lúa được giá, với năng suất hơn 1 tấn/công nên tính ra vụ này cũng đạt mức lợi nhuận khoảng 4 triệu đồng/công”

Năng suất tăng

Hậu Giang là một trong những tỉnh bước vào thu hoạch vụ lúa Đông xuân sớm nhất ở ĐBSCL (đầu tháng 3) và hiện đã cắt được hơn 25.000ha trong tổng số gần 78.000ha đã xuống giống. Cùng niềm vui như nhiều tỉnh khác khi nông dân Hậu Giang đang trong giai đoạn thu hoạch rộ vụ lúa chính trong năm được trúng mùa. Vừa cắt xong gần 1ha lúa (giống OM 5451), ông Tô Văn Hiệp, ở ấp 3B, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, phấn khởi cho biết: “Năm nay thời tiết thuận lợi, sâu, bệnh ít nên cây lúa phát triển tốt, cho năng suất cao. Riêng ruộng của tôi đạt năng suất gần 1,2 tấn/công (1.300m2) và đây được xem là năng suất cao nhất trong nhiều năm gần đây”. Giống như ông Hiệp, ông Nguyễn Văn Hải, ở khu vực 4, phường V, thành phố Vị Thanh, thông tin: “Mọi năm vụ lúa Đông xuân đạt năng suất 1-1,1 tấn/công là mừng, nhưng năm nay còn trúng hơn khi đạt gần 1,2 tấn/công. Nếu vụ nào cũng như thế này thì phấn khởi lắm”.

Qua thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, bình quân năng suất lúa Đông xuân trên địa bàn tỉnh đến thời điểm này đạt gần 7,7 tấn/ha (công 1.000m2), riêng nhiều địa phương như huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp và Long Mỹ có năng suất lúa khoảng 7,8 tấn/ha. Ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, thông tin: Để lúa đạt năng suất như trên, ngay từ đầu vụ xuống giống, ngành nông nghiệp tỉnh cùng chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Đặc biệt là từ Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) mà bà con được tiếp cận với mô hình sản xuất lúa theo hướng tiết kiệm, nâng cao năng suất, chất lượng hạt gạo, như: mô hình “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm” được sâu rộng hơn. 

Giống như Hậu Giang, nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đang thu hoạch lúa Đông xuân cũng đạt năng suất cao. Điển hình tại thành phố Cần Thơ, vụ lúa Đông xuân này, nông dân thành phố xuống giống được gần 84.000ha, hiện thu hoạch hơn 10.000ha, năng suất bình quân hơn 7,3 tấn/ha, tăng 0,9 tấn/ha so với cùng kỳ. Theo nhận định của Bộ NN&PTNT, sản xuất vụ Đông xuân tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL diễn ra trong tình hình nguồn nước cung cấp cho sản xuất có nhiều thuận lợi, cộng với thời tiết ít có những biến động bất lợi. Bên cạnh đó, công tác triển khai sản xuất được tiến hành sớm ngay từ tháng 10-2017 theo kế hoạch của Bộ ở từng vùng sản xuất nên đạt được kết quả về năng suất đáng phấn khởi như hiện nay.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, một điểm đáng ghi nhận khác trong vụ lúa Đông xuân này và cần duy trì, phát triển trong các vụ lúa tới là hầu hết các tỉnh, thành đều triển khai kế hoạch và thực hiện giảm lượng giống lúa gieo sạ rất tốt. Nhìn chung, lượng giống lúa gieo sạ dưới 100 kg/ha đang có chuyển biến tích cực, lượng giống gieo sạ hơn 150 kg/ha có chiều hướng giảm, xu hướng từ 120-130 kg/ha đang được triển khai nhiều. Đặc biệt là mô hình giảm lượng giống gieo sạ xuống còn 80 kg/ha đang có kết quả tốt thông qua dự án VnSAT, do đó cần tuyên truyền để nhân rộng diện tích áp dụng nhiều hơn trong thời gian tới.

Lúa đông xuân thắng lợi lớn trong khó khăn
Ảnh: Cùng với ĐBSCL, hiện nông dân Hậu Giang cũng thu hoạch rộ lúa Đông xuân với niềm vui trúng mùa, được giá.
Giá bán hấp dẫn

Cùng với niềm vui về năng suất, nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL cũng rất hài lòng về giá bán lúa tươi tại ruộng khi đã hoặc đang thu hoạch trong lúc này. Cụ thể, hiện thương lái mua lúa tươi tại ruộng với giống RVT dao động từ 6.800-7.000 đồng/kg, giống Đài Thơm 8 từ 6.000-6.200 đồng/kg, giống Jasmine 85 và OM 5451 từ 5.800-5.900 đồng/kg, giống IR 50404 từ 5.200-5.300 đồng/kg.

Mới bán xong 8 công ruộng (giống RVT, giá 7.000 đồng/kg) cách nay mấy ngày, ông Nguyễn Văn Út, ở ấp Long Hòa, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, bộc bạch: “Năm nay bà con rất phấn khởi khi bán lúa được giá, với năng suất hơn 1 tấn/công nên tính ra vụ này cũng đạt mức lợi nhuận khoảng 4 triệu đồng/công”. Cùng niềm vui trên, ông Phan Thành Lộc, ở ấp Mỹ Thạnh, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi và nhiều bà con nơi đây bán lúa Đông xuân với giá 5.900 đồng/kg (giống OM 5451) nên thu về nguồn lợi nhuận hấp dẫn. Do đó, sau khi thu hoạch lúa xong, bà con tranh thủ vệ sinh đồng ruộng để chuẩn bị xuống giống lúa Hè thu với hy vọng sẽ tiếp tục có thêm mùa lúa như ý”.  

Theo nhận định của Cục Trồng trọt, nguyên nhân giá lúa trong vụ này ở mức cao là do bà con sản xuất các giống lúa phù hợp với thị trường xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2018 này. Nhưng để có được tín hiệu khả quan trên thì trước khi bà con xuống giống vụ lúa Đông xuân 2017- 2018, đồng thời thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Cục Trồng trọt đã phối hợp với chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp các tỉnh, thành vùng ĐBSCL xây dựng kế hoạch, bố trí thời vụ xuống giống, đặc biệt là định hướng cơ cấu giống lúa theo các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL cho phù hợp với đề xuất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu gạo theo các đơn đặt hàng của đối tác. Nhờ vậy, cơ cấu giống trong vụ Đông xuân này ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL chủ yếu là OM 5451, RVT, Đài Thơm 8, Jasmine 85… Trong đó diện tích trồng giống lúa thơm, đặc sản tăng hơn 6% so với cùng kỳ, từ đó đã phục vụ tốt cho nhu cầu xuất khẩu ngày càng cao của nhóm giống lúa này nên giá trị kinh tế cũng được nâng lên.

Bên cạnh chọn giống sản xuất đúng nhu cầu thị trường, một vấn đề khởi sắc khác làm giá lúa nguyên liệu tăng là tình hình xuất khẩu gạo ngay từ đầu năm tăng khá trên nhiều mặt. Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm 2018, các doanh nghiệp xuất khẩu hơn 842.000 tấn gạo, giá trị 413 triệu USD. Với tình hình thuận lợi trên, Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo năm 2018 ước đạt khoảng 6,5 triệu tấn, tăng khoảng 700.000 tấn so với năm 2017.

Từ những yếu tố thuận lợi về năng suất và thị trường như trên đã giúp cho nông dân thu hoạch lúa ở vùng ĐBSCL rất phấn khởi về nguồn lợi nhuận có được, còn ngành chức năng các địa phương thì đạt cả ba mặt về diện tích xuống giống, năng suất và sản lượng. Qua đây, góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng (GRDP) của khu vực I phát triển mạnh mẽ, đồng thời điều này tạo tâm lý phấn khởi cho ngành chức năng tiếp tục có kế hoạch để nông dân sản xuất vụ Hè thu tới được thành công...
Qua thống kê của Cục Trồng trọt, vụ lúa Đông xuân 2017-2018, toàn vùng ĐBSCL xuống giống hơn 1,6 triệu héc-ta, tăng 61.870ha so với cùng kỳ; năng suất ước đạt 6,7 tấn/ha, tăng 0,4 tấn/ha; sản lượng ước đạt hơn 10,7 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với cùng kỳ.
Theo Báo Hậu Giang

Tin liên quan

Nikkei Asia: Sắp tới, toàn bộ nhà máy Samsung tại Việt Nam buộc phải chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo?

Thời gian vừa qua, ngày càng nhiều doanh nghiệp gấp rút công bố các mục tiêu về khí hậu. Theo đó, Tổ chức Hòa bình xanh hiện đang thúc đẩy Samsung đặt mục tiêu tương tự tại các nhà máy Việt Nam và Hàn Quốc. Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) được thành lập ở Vancouver, British Columbia, Canada năm 1971. Tổ chức này nổi tiếng nhất vì những chiến dịch chống lại việc săn bắt cá voi. Trong những năm gần đây, mục tiêu trọng tâm của tổ chức này chuyển qua các vấn đề môi trường khác, bao gồm lưới cào đáy, sự nóng lên toàn cầu, nạn phá rừng nguyên sinh, năng lượng hạt nhân và công nghệ gene. Nikkei Asia đưa tin, theo báo cáo ngày 29/6 của Hòa bình xanh, thời gian tới Samsung phải chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo tại các nhà máy Hàn Quốc và Việt Nam - hai cơ sở sản xuất lớn nhất của tập đoàn. Cụ thể, báo cáo đánh giá cao khi Samsung Electronics đã đạt được mục tiêu vào năm 2020, với 100% hoạt động của hãng tại Trung Quốc, châu Âu và Hoa Kỳ sử dụng năng lượng tái tạo. Song, Samsung cũng có nguy cơ bị lép vế khi các công ty công nghệ đa quốc gia đang mua năng lượng mặt trời và năng lượng gió ngày càng nhiều. Trong khi đó, 82% nhu cầu năng lượng của Samsung được đáp ứng bởi nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó, Việt Nam và Hàn Quốc là hai thị trường quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động sản xuất của Samsung, bởi hoạt động sản xuất tại các thị trường này chiếm khoảng 80% năng lượng của tập đoàn. Samsung cũng không đưa hai quốc gia này vào mục tiêu giảm phát thải năm 2020, một phần vì những hạn chế về nguồn cung và cơ sở hạ tầng. Với việc ngày càng nhiều doanh nghiệp gấp rút công bố các mục tiêu về khí hậu, chẳng hạn như không phát thải ròng vào năm 2040, các nhà môi trường học muốn đảm bảo những mục tiêu này được thực hiện theo đúng cam kết. Giám đốc chương trình của Hòa bình xanh khu vực Đông Á, bà Hyunsook Lee cho hay, tổ chức vừa qua đã kêu gọi Samsung bổ sung Việt Nam và Hàn Quốc vào chiến dịch 100% năng lượng tái tạo của họ. Năm 2018, Samsung thông tin, tập đoàn cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo tại các nhà máy Trung Quốc, châu Âu và Hoa Kỳ trong 2 năm. Hòa bình xanh đánh giá đây là các mục tiêu tích cực, song nhìn chung tập đoàn chỉ đạt được một phần mục tiêu. Do vậy, Tổ chức này đã đặt mục tiêu năm 2020 là thúc đẩy Samsung trở thành tập đoàn dẫn đầu về chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, theo dữ liệu của BloombergNEF, Samsung có nguy cơ tụt lại phía sau các công ty công nghệ khác. Năm 2020, công suất tiêu thụ năng lượng sạch của Amazon đứng đầu, tiếp theo là tập đoàn dầu khí đa quốc gia Total của Pháp, Verizon và Facebook. Liên quan đến vấn đề này, Samsung cho biết: "Chúng tôi đang tìm kiếm thêm cơ hội để mở rộng việc sử dụng năng lượng tái tạo trong khu vực một cách có hệ thống và với điều kiện hợp lý. Gần đây, các thủ tục sử dụng năng lượng tái tạo đã được cải thiện tại nhiều quốc gia. Đây là tín hiệu tích cực, thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo của tập đoàn". Cụ thể, Hàn Quốc vẫn tương đối chậm trong việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo. Trong khi đó, quốc gia này đặt mục tiêu 20% điện năng toàn quốc vào năm 2030 sẽ đến từ nguồn năng lượng tái tạo. Theo số liệu của Cơ quan năng lượng Hàn Quốc, công suất năng lượng tái tạo của nước này đạt 8,1% vào năm 2019, giảm so với mức 8,3% trong năm 2018. Tuy nhiên, ngày 21/6 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành chính sách mới, cho phép người tiêu dùng mua năng lượng tái tạo từ các nhà sản xuất, với điều kiện phải ký thỏa thuận 3 bên, bao gồm Phòng phụ trách công trình công cộng Hàn Quốc. Đáng chú ý, một nửa sản lượng smartphone của Samsung được sản xuất tại Việt Nam, và tập đoàn cũng là nhà xuất khẩu lớn nhất của các nước. Theo báo cáo công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, năm 2019, Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất điện mặt trời lớn nhất khu vực Đông Nam Á, vượt qua Malaysia và Thái Lan. Song xu hướng này có khả năng đang dần chậm lại, khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông tin, năm 2021, Việt Nam sẽ phải sản xuất ít năng lượng tái tạo hơn do lưới điện quá tải. Cụ thể, tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện quốc gia tăng nhanh, với tổng công suất nguồn điện năng lượng tái tạo khoảng 22.250 MW. So với năm 2020, quy mô nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam đã tăng gấp 2 lần. Do vậy, công tác vận hành hệ thống lưới điện, vận hành tại các nhà máy điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải khó khăn hơn rất nhiều so với các năm trước đây.   Hà Trần Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Chuyên gia điện lực: "2021 mới thực sự là năm bắt đầu của điện áp mái và sẽ bùng nổ rất mạnh trong 2-3 năm tới!"

Khi giá FIT 3 tiếp tục điều chỉnh sẽ khiến những dự án tầm công nghiệp không còn hiệu quả cao, kết quả kéo theo là điện áp mái bùng nổ.

Những giống vịt kiêm dụng

Là trung nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao các giống thủy cầm đầu ngành tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên (Viện Chăn nuôi) cung cấp nhiều giống vịt kiêm dụng có năng suất, chất lượng cao.

Lào Cai sẽ đưa nhiều giống mới vào cơ cấu sản xuất

Cuối tuần qua, tại huyện Bắc Hà, Sở NN-PTNT Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình giống cây trồng mới năm 2017 – 2018, triển khai kế hoạch năm 2018 – 2019.

Nông dân ĐBSCL: Phấn khởi vụ lúa Đông xuân

"Mới bán xong 8 công ruộng (giống RVT, giá 7.000 đồng/kg) cách nay mấy ngày, ông Nguyễn Văn Út, ở ấp Long Hòa, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, bộc bạch: “Năm nay bà con rất phấn khởi khi bán lúa được giá, với năng suất hơn 1 tấn/công nên tính ra vụ này cũng đạt mức lợi nhuận khoảng 4 triệu đồng/công”

Gạo Việt Nam tăng giá 5 tuần liên tiếp, lên mức 450 USD/tấn

Theo Bộ Công thương, trong tuần qua, giá gạo XK của Việt Nam tiếp tục tăng và là tuần thứ 5 tăng giá liên tiếp. Nhờ đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện đang ở mức 445-450 USD/tấn.

Xây dựng sẽ là ngành tăng trưởng nóng trong năm 2018

  Với 12,8 tỉ USD giá trị trong năm 2017, ngành xây dựng ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nóng trong năm 2018, theo các chuyên gia và doanh nghiệp.

Giá hạt tiêu trở lại mốc 60.000 đồng/kg

Sau một thời gian giảm liên tục và xuống tới mức chỉ còn 50.000 - 52.000 đồng/kg vào cuối tháng 3, đầu tháng 4, trong mấy tuần qua, giá hạt tiêu đã liên tục theo xu hướng tăng lên và hiện đã trở về mốc 60.000 đồng/kg.

Một số giải pháp thực hiện chỉ tiêu trong nuôi trồng thủy sản năm 2018

Năm 2018, ngành Thủy sản đề ra chỉ tiêu vể sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4.011 nghìn tấn, tăng 4,6% so với 2017, tỷ trọng nuôi trồng chiếm 53% trong tổng sản lượng thủy sản. Trong đó, sản lượng cá tra đạt 1.292,1 nghìn tấn, tăng 3,3% so với 2017. Sản lượng tôm các loại đạt 789,2 nghìn tấn, tăng 9,0% so với năm 2017, đóng góp tỷ trọng lớn để đạt chỉ tiêu về tốc độ tăng giá trị sản xuất.