Nikkei Asia: Sắp tới, toàn bộ nhà máy Samsung tại Việt Nam buộc phải chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo?
Thời gian vừa qua, ngày càng nhiều doanh nghiệp gấp rút công bố các mục tiêu về khí hậu. Theo đó, Tổ chức Hòa bình xanh hiện đang thúc đẩy Samsung đặt mục tiêu tương tự tại các nhà máy Việt Nam và Hàn Quốc.
Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) được thành lập ở Vancouver, British Columbia, Canada năm 1971. Tổ chức này nổi tiếng nhất vì những chiến dịch chống lại việc săn bắt cá voi. Trong những năm gần đây, mục tiêu trọng tâm của tổ chức này chuyển qua các vấn đề môi trường khác, bao gồm lưới cào đáy, sự nóng lên toàn cầu, nạn phá rừng nguyên sinh, năng lượng hạt nhân và công nghệ gene.
Nikkei Asia đưa tin, theo báo cáo ngày 29/6 của Hòa bình xanh, thời gian tới Samsung phải chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo tại các nhà máy Hàn Quốc và Việt Nam - hai cơ sở sản xuất lớn nhất của tập đoàn.
Cụ thể, báo cáo đánh giá cao khi Samsung Electronics đã đạt được mục tiêu vào năm 2020, với 100% hoạt động của hãng tại Trung Quốc, châu Âu và Hoa Kỳ sử dụng năng lượng tái tạo. Song, Samsung cũng có nguy cơ bị lép vế khi các công ty công nghệ đa quốc gia đang mua năng lượng mặt trời và năng lượng gió ngày càng nhiều.
Trong khi đó, 82% nhu cầu năng lượng của Samsung được đáp ứng bởi nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó, Việt Nam và Hàn Quốc là hai thị trường quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động sản xuất của Samsung, bởi hoạt động sản xuất tại các thị trường này chiếm khoảng 80% năng lượng của tập đoàn. Samsung cũng không đưa hai quốc gia này vào mục tiêu giảm phát thải năm 2020, một phần vì những hạn chế về nguồn cung và cơ sở hạ tầng.
Với việc ngày càng nhiều doanh nghiệp gấp rút công bố các mục tiêu về khí hậu, chẳng hạn như không phát thải ròng vào năm 2040, các nhà môi trường học muốn đảm bảo những mục tiêu này được thực hiện theo đúng cam kết. Giám đốc chương trình của Hòa bình xanh khu vực Đông Á, bà Hyunsook Lee cho hay, tổ chức vừa qua đã kêu gọi Samsung bổ sung Việt Nam và Hàn Quốc vào chiến dịch 100% năng lượng tái tạo của họ.
Năm 2018, Samsung thông tin, tập đoàn cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo tại các nhà máy Trung Quốc, châu Âu và Hoa Kỳ trong 2 năm. Hòa bình xanh đánh giá đây là các mục tiêu tích cực, song nhìn chung tập đoàn chỉ đạt được một phần mục tiêu. Do vậy, Tổ chức này đã đặt mục tiêu năm 2020 là thúc đẩy Samsung trở thành tập đoàn dẫn đầu về chống biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, theo dữ liệu của BloombergNEF, Samsung có nguy cơ tụt lại phía sau các công ty công nghệ khác. Năm 2020, công suất tiêu thụ năng lượng sạch của Amazon đứng đầu, tiếp theo là tập đoàn dầu khí đa quốc gia Total của Pháp, Verizon và Facebook.
Liên quan đến vấn đề này, Samsung cho biết: "Chúng tôi đang tìm kiếm thêm cơ hội để mở rộng việc sử dụng năng lượng tái tạo trong khu vực một cách có hệ thống và với điều kiện hợp lý. Gần đây, các thủ tục sử dụng năng lượng tái tạo đã được cải thiện tại nhiều quốc gia. Đây là tín hiệu tích cực, thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo của tập đoàn".
Cụ thể, Hàn Quốc vẫn tương đối chậm trong việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo. Trong khi đó, quốc gia này đặt mục tiêu 20% điện năng toàn quốc vào năm 2030 sẽ đến từ nguồn năng lượng tái tạo. Theo số liệu của Cơ quan năng lượng Hàn Quốc, công suất năng lượng tái tạo của nước này đạt 8,1% vào năm 2019, giảm so với mức 8,3% trong năm 2018.
Tuy nhiên, ngày 21/6 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành chính sách mới, cho phép người tiêu dùng mua năng lượng tái tạo từ các nhà sản xuất, với điều kiện phải ký thỏa thuận 3 bên, bao gồm Phòng phụ trách công trình công cộng Hàn Quốc.
Đáng chú ý, một nửa sản lượng smartphone của Samsung được sản xuất tại Việt Nam, và tập đoàn cũng là nhà xuất khẩu lớn nhất của các nước. Theo báo cáo công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, năm 2019, Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất điện mặt trời lớn nhất khu vực Đông Nam Á, vượt qua Malaysia và Thái Lan.
Song xu hướng này có khả năng đang dần chậm lại, khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông tin, năm 2021, Việt Nam sẽ phải sản xuất ít năng lượng tái tạo hơn do lưới điện quá tải. Cụ thể, tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện quốc gia tăng nhanh, với tổng công suất nguồn điện năng lượng tái tạo khoảng 22.250 MW.
So với năm 2020, quy mô nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam đã tăng gấp 2 lần. Do vậy, công tác vận hành hệ thống lưới điện, vận hành tại các nhà máy điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải khó khăn hơn rất nhiều so với các năm trước đây.
Hà Trần
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Xem chi tiết →
29-06-2021
Chuyên gia điện lực: "2021 mới thực sự là năm bắt đầu của điện áp mái và sẽ bùng nổ rất mạnh trong 2-3 năm tới!"
Khi giá FIT 3 tiếp tục điều chỉnh sẽ khiến những dự án tầm công nghiệp không còn hiệu quả cao, kết quả kéo theo là điện áp mái bùng nổ.
Xem chi tiết →
01-04-2021
Những giống vịt kiêm dụng
Là trung nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao các giống thủy cầm đầu ngành tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên (Viện Chăn nuôi) cung cấp nhiều giống vịt kiêm dụng có năng suất, chất lượng cao.
Xem chi tiết →
17-08-2020
Lào Cai sẽ đưa nhiều giống mới vào cơ cấu sản xuất
Cuối tuần qua, tại huyện Bắc Hà, Sở NN-PTNT Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình giống cây trồng mới năm 2017 – 2018, triển khai kế hoạch năm 2018 – 2019.
Xem chi tiết →
17-08-2020